Các sĩ tử 2k4 hãy cùng tham khảo đề khảo sát chính thức có đáp án môn Ngữ Văn đợt 2 của Sở GD&ĐT Nam Định ngay sau đây nhé!
Cùng tham khảo đáp án dưới đây nhé!
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Những hình ảnh biểu đạt cho khao khát của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống: mặt trời, cây lớn, con sông lớn.
Câu 3: Quan điểm của tác giả:
– Mỗi người đều có một vẻ đẹp, sự sống và giá trị riêng
– Mỗi người đều có vị trí đặc biệt, không thể thay thế trong đời sống
Câu 4: Nội dung nhận định
– Nội dung nhận định: Nghệ thuật thể hiện bản sắc cá tính của người sáng tạo, sống và thể hiện bản thân là cách chúng ta bộ lộ bản sắc, dấu ấn của mình.
– Bày tỏ suy nghĩ của bản thân, có thể theo hướng: Nhận định gợi suy nghĩ về cách sống, về sự cần thiết phải sống là chính mình, phải biết thể hiện và bộc lộ bản thân…
LÀM VĂN
Câu 1: Viết đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng chính bản thân mình
a, Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận
Sự cần thiết phải trân trọng chính mình
c, Triển khai các vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ được vấn đề nghị luận sự cần thiết phải trân trọng chính mình.
Có thể trình bày theo hướng sau:
– Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người biết cách sống một cách tích cực, biết tin vào giá trị của bản thân, biết chăm sóc và làm chủ cuộc đời mình.
– Trân trọng vào chính mình cần thiết để mỗi người xác định được giá trị sống phù hợp, cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.
d, Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e, Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2:
a, Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận
Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đoạn trích và hình tượng người đàn bà hàng chài.
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích
– Hoàn cảnh, số phận: nghèo khổ, xấu xí, là nạn nhân của bạo lực gia đình
– Vẻ đẹp, phẩm chất
+ Nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha: không trách chồng mà nhận lỗi về phía mình (lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật); thương con, muốn tránh cho các con không bị tổn thương (tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh)
+ Sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời: hiểu bản chất của chồng (một anh con trai cục tính nhưng hiền lành), hiểu người chồng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh (nghèo khổ, túng quẫn vì trốn lính, vì đông con, vì gánh nặng mưu sinh); hiểu thiên chức của người đàn bà và vai trò của người đàn ông, từ đó thay đổi cách nhìn của Đẩu và Phùng về cuộc sống, con người (Là bởi vì các chú không phải là đàn bà,…)
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật:
Đặt nhân vật vào tình huống nhận thức, khắc họa nhân vật từ điểm nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, xây dựng đối thoại để nhân vật tự bộc lộ hoàn cảnh, phẩm chất, ngôn ngữ giản dị mà đậm chất triết lý…
- Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn
– Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu: khám phá, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp của con người giữa đời thường; thể hiện sự thấu hiểu, xót thương và lo âu trăn trở cho số phận của những người xung quanh.
– Tư tưởng nhân đạo đã tạo nên giá trị, sức sống của tác phẩm, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm và sự đổi mới của nhà văn trong cách tiếp cận cuộc sống con người.
Nguồn: Tổng hợp