Phần lớn nhiều người hiện nay đang nhầm lẫn về 2 khái niệm giữa Marketing và Truyền thông. Vậy đâu là điểm khác biệt? Hãy cùng Melbourne Polytechnic Việt Nam phân tích mối quan hệ cũng như mục tiêu giữa chúng để hiểu rõ hơn nhé!
Bạn hiểu gì về Marketing?
Trên phạm trù của tiếng Anh, khi một động từ thêm “ing” để trở thành một danh động từ thì nó sẽ mang ý nghĩ chuyển động. Ví dụ như “to go” là làm thì “going” là hành động di chuyển. Như vậy “Marketing” có nghĩa là hành động đưa một sản phẩm ra thị trường. Nó là một chuỗi hệ bao gồm từ khi sản phẩm còn nằm trên giấy cho đến khi đến tay người tiêu dùng và chết đi – Trích từ “Từ điển tiếng Anh năm 1944”.
Còn theo định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau“.
Hay nói dễ hiểu hơn, Marketing là công việc giúp cho sản phẩm đến với khách hàng một cách dễ dàng thông qua những chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, xúc tiến luôn là vấn đề được doanh nghiệp dành sự quan tâm nhiều hơn cả do nó góp phần đem lại thương hiệu và doanh thu cho nghiệp một cách nhanh chóng.
Mục tiêu của Marketing là đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng để từ đó giúp doanh nghiệp vượt lên nhưng đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.
Các nhận định khác nhau về Truyền thông (Communication)
Khái niệm truyền thông được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau. Theo cách thức khoa học, “Truyền thông” là quá trình trao đổi thông tin, thông qua việc trao đổi cảm xúc, thái độ, ngôn ngữ… hay là một kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng giản đơn, thông tin được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận.
Truyền thông là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển Marketing. Đây chính là phương tiện để quảng bá thương hiệu, là yếu tố quyết định sự sống còn hay sự bùng nổ của thương hiệu. Nếu vận dụng truyền thông trong quá trình hoạt động để truyền bá hay lan truyền thông tin sẽ mang lại những giá trị tuyệt đối cho chính thương hiệu mà bạn đang xây dựng. Cũng như các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh nếu biết cách khai thác hiệu quả từ truyền thông.
Mối liên hệ giữa Marketing và Truyền thông trong kinh doanh
Trong hoạt động doanh nghiệp, Truyền thông (Communication) nằm trong bộ phận Marketing. Nếu ví Marketing là một chiếc thuyền thì cánh buồm chính là Truyền thông – một bộ phận của con thuyền và đưa con thuyền ấy về tới “đích” chính là khách hàng mục tiêu. Nội dung của mọi chiến dịch truyền thông phải xuất phát và xoay quanh mối quan tâm hay vấn đề của khách hàng. Như vậy, giống như một cánh buồm, Truyền thông chỉ là một trong số rất nhiều công đoạn làm nên con thuyền Marketing. Nhưng nó lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công cho hoạt động quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên, khi áp dụng với các tổ chức nhà nước thì Truyền thông hoàn toàn không phải là công cụ của Marketing để đạt được mục tiêu kinh doanh. Mục đích của những tổ chức chính phủ này thường là truyền thông hay thông báo tới nhân dân về một chính sách, đạo luật mới được Nhà nước ban hành. Ở trường hợp này, Truyền thông không thuộc Marketing.
Mối quan hệ khăng khít giữa Marketing và Truyền thông còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa các mục tiêu của chúng. Nhờ có Truyền thông, với vai trò thay đổi thái độ của khách hàng thì Marketing mới có thể “rộng đường” đạt được mục tiêu xa hơn của mình. Đó là khiến khách hàng thay đổi hành vi mua hàng, từ đó thu đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Tuy nhiên, xét cho cùng, dù là Marketing hay Truyền thông, đều phải xuất phát từ tâm lí và hành vi của khách hàng, lấy giá trị của khách hàng là trung tâm để từ đó truyền tải một thông điệp có ý nghĩa tới họ. Tóm lại, một chiến dịch Marketing không thể thành công nếu “Truyền thông” không truyền tải tốt thông điệp tới khách hàng. Và Truyền thông nếu thiếu các hoạt động Marketing trước và sau thì cũng không thể đạt hiệu quả tối ưu.
Ngành học tích hợp Marketing và Truyền thông 2 trong 1
Do sự phát triển của công nghệ và thị trường, nhu cầu lao động trong ngành marketing tại Việt Nam đang tăng mạnh. Bởi vậy, ngành marketing là một trong những ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực hiện nay.
Năm 2023, Melbourne Polytechnic Việt Nam chính thức tuyển sinh ngành Marketing – Truyền thông trên toàn quốc là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ngành học mở ra cho sinh viên có thêm cơ hội phát triển đam mê muốn làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, tăng những cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.
- Điều kiện xét 2 tuyển: Tốt nghiệp THPT.
- Thời gian đào tạo:năm.
Cùng theo dõi những thông tin quan trọng của Melbourne Polytechnic Việt Nam tại:
- Website: https://melbourne.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/melbpolyvn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@fpoly.melbourne
Đăng ký nhận thông tin tư vấn tuyển sinh tại hotline: 0961.398.466 hoặc cổng trực tuyến tại đây