Đối với các newbie mới tiếp xúc với ngành Marketing, chắc hẳn sẽ có nhiều thuật ngữ đọc lên ‘sêm sêm’ nhau hoặc có ý nghĩa tương tự khiến bạn khá bối rối. Vì vậy, để giúp các bạn tránh nhầm lẫn, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản và dễ hiểu nhé.
1. Brand Marketing và Trademark
Brand (Thương hiệu) và Trademark (Nhãn hiệu) thường được người ta hiểu nhầm là một, nhưng trên thực tế, brand và trademark là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Brand và Trademark có những điểm khác biệt rất khác nhau vì vậy không thể thay thế cho nhau được. Tất cả nhãn hiệu là thương hiệu, nhưng không phải tất cả thương hiệu là nhãn hiệu.
Với thương hiệu, có thể hiểu đơn giản là hình ảnh của bạn, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, nó thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng.
Nhãn hiệu thì nó có thể là slogan, là trang phục thương mại, là biểu tượng… giúp bảo vệ các khía cạnh của thương hiệu.
Lấy một ví dụ cụ thể, Nike là tên brand, còn biểu tượng dấu swoosh ở logo Nike chính là trademark hợp pháp cho thương hiệu đó.
Brand có thể có nhiều trademark khác nhau. Ví dụ như Volkswagen là một thương hiệu ô tô Đức, sở hữu và sản xuất các dòng ô tô khác như Audi, Bentley, Lamborghini, Porsche, … Mặc dù bản thân Audi hay Bentley đều là các thương hiệu, nhưng đều đã được đăng ký sở hữu và bảo hộ, vậy nên đều là trademark của brand Volkswagen.
2. Goal và Objectives
Danh từ “Goal” thể hiện mục tiêu là “một điều gì đó mà bạn hy vọng đạt được”. Với ý nghĩa liên quan đến “mục tiêu” này, “Goal” thể hiện một mục tiêu mang tính chất thông thường, chung chung. Đồng thời, với danh từ này, mục tiêu thường là dài hạn nhưng không thể hiện sự cụ thể về thời gian hay con số.
Còn với danh từ “Objective” thể hiện mục tiêu là “một điều gì đó mà bạn đang cố gắng đạt được”. Với ý nghĩa này, “Objective” thể hiện mục tiêu hiện tại bạn đang cố gắng vươn tới, hay nói cách khác là mục tiêu trong ngắn hạn. Và vì bạn “đang cố gắng” nên danh từ này cũng thể hiện sự cụ thể phần nào trong mục tiêu bạn đang hướng đến.
Ví dụ: Brand A mong muốn hình ảnh của mình được nhận diện rộng rãi hơn trên Internet. Đó là mục đích. Để đạt được mục đích đó, bộ phận Marketing sẽ đề ra các mục tiêu: Lập được website, triển khai được 02 chiến dịch QC Facebook.
3. Digital Marketing và Online Marketing
Có rất nhiều khái niệm về tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) được đưa ra để mọi người hiểu hơn về thuật ngữ này. Digital có nghĩa là kỹ thuật số. Wikipedia định nghĩa Digital Marketing là hoạt động tiếp thị các dịch vụ, sản phẩm có sử dụng các phương tiện công nghệ số thông qua Internet. Các hoạt động này có thể diễn ra trên thiết bị di động, biển quảng cáo hiển thị, hoặc các phương tiện kỹ thuật số khác.
Nhìn chung, mọi khái niệm đều thể hiện rằng thuật ngữ này chỉ hình thức tiếp thị kỹ thuật số, là hoạt động Marketing trên các phương tiện kỹ thuật số bao gồm cả thiết bị và nền tảng như như điện thoại di động, Tivi, Internet, biển quảng cáo điện tử, … không quan tâm chúng có trực tuyến không. Mục tiêu của nó là truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
Online Marketing được xem là một tập hợp con của Digital Marketing. Nó còn được gọi là tiếp thị Internet, Marketing trực tuyến. Để có thể thực hiện được hình thức tiếp thị trực tuyến này đòi hỏi có kết nối Internet. Tại Việt Nam sử dụng thuật ngữ Online Marketing phổ biến. Còn ở nước ngoài nó được biết đến với tên gọi là Online Advertising.
Online Marketing sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nghiên cứu về thị trường, sự phát triển dịch vụ, sản phẩm, thúc đẩy doanh thu.
4. Consumer và Customer
Customer và consumer là hai khái niệm khác biệt trong marketing, tuy nhiên người dùng hiện nay lại lầm tưởng hai định nghĩa này là một.
Customer (khách hàng) là ai? Là người trả tiền và mua hàng hóa dịch vụ của một nhà sản xuất hoặc một doanh nghiệp nào đó. Nhưng có thể họ không thực sự là người tiêu dùng, trực tiếp sử dụng sản phẩm đó. Khách hàng có thể trả tiền để mua sản phẩm, sau đó đưa chúng cho một người khác – người đó trở thành người tiêu dùng (consumer).
Từ đây, Consumer (người tiêu dùng) là người trực tiếp tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ. Khách hàng cũng có thể là người tiêu dùng, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Vì vậy, chính người tiêu dùng mới là người biết chất lượng thực sự và bản chất của sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào, vì họ mới là người sử dụng nó.
Ví dụ, một người mẹ mua hãng kem X cho con của mình tại siêu thị. Suy ra, siêu thị và người mẹ đều là customer (trực tiếp mua bán, nhập kem từ hãng X). Con của bà mẹ kia là consumer (trực tiếp ‘tiêu thụ’ kem X).
Trên đây là những phân biệt về những thuật ngữ về marketing khó hiểu. Hy vọng rằng bài viết này có ích cho các bạn.