Marketing và Truyền Thông tưởng chừng có nét tương đồng nhưng thực chất đây là hai chuyên ngành khác biệt, có vai trò khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp.
Marketing là gì? Truyền thông là gì?
Marketing có thể hiểu đơn giản là tổng hợp các chiến lược quảng bá, phân phối, xúc tiến và tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Các yếu tố này luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt, khâu xúc tiến luôn được các doanh nghiệp đề cao vì nó mang lại lợi nhuận và đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp ra thị trường.

Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội mà trong đó có từ hai đối tượng trở lên tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và truyền tải một thông điệp nhất định cho nhau nhằm mục đích xây dựng hình ảnh, phổ cập kiến thức và thậm chí là xử lý các khủng hoảng truyền thông.
Marketing và Truyền thông có gì khác biệt?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Marketing và Truyền thông chính là mục tiêu mà hai hoạt động này hướng đến. Mục tiêu của Marketing chính là giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua các hoạt động như định vị thị trường, phát triển sản phẩm, chọn kênh phân phối.cCòn với Truyền thông, mục tiêu chính chỉ đơn giản là truyền tải một thông điệp nhất định đến với khách hàng nhằm xây dựng hình ảnh, phổ cập kiến thức hay thậm chí là xử lý khủng hoảng truyền thông, được thể hiện dưới dạng các bài phát biểu, văn bản đánh máy, hình ảnh trên truyền hình hoặc các trang mạng xã hội.
Chính vì sự khác biệt trong cách thức hoạt động mà đối tượng được marketing và truyền thông hướng đến cũng khác nhau. Theo đó, đối tượng mà Marketing hướng đến là nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trái lại, đối tượng của Truyền thông có phần đa dạng hơn, có thể là khách hàng mục tiêu, nhân viên nội bộ, quần chúng…
Mối quan hệ giữa Marketing và Truyền thông
Tuy khác nhau về cách thức hoạt động và tệp khách hàng nhưng marketing và truyền thông lại thường xuyên hỗ trợ và nâng tầm nhau trong một số hoạt động cụ thể.

Nhờ có Truyền thông với vai trò thay đổi thái độ của khách hàng thì Marketing mới có thể đạt được mục tiêu xa hơn là khiến khách hàng thay đổi hành vi mua hàng, từ đó thu đạt được các mục tiêu kinh doanh. Cụ thể hơn, Truyền thông được thiết kế với nhiều mục tiêu như: Xây dựng mức độ nhận biết thương hiệu, củng cố những lợi ích về mặt lý tính, cảm tính khi sử dụng sản phẩm, thay đổi thái độ, niềm tin của khách hàng về sản phẩm… Khi niềm tin người mua hàng được “chuyển hướng” thì chính Marketing sẽ tận dụng sự tín nhiệm của người mua, từ đó thay đổi hành vi người dùng.
Vậy nên học Marketing hay Truyền thông?
Lựa chọn học Marketing hay Truyền chắc hẳn là vấn đề đang được nhiều bạn sinh viên quan tâm hiện nay. Nếu bạn là một người có tư duy logic, có tầm nhìn chiến lược, yêu thích kinh doanh và tìm hiểu thị trường thì sẽ phù hợp với Marketing hơn. Còn nếu như bạn không giỏi trong việc hoạch định nhưng có kỹ năng về viết lách, yêu sáng tạo và giao tiếp tốt thì ngành Truyền thông sẽ dành cho bạn.
Melbourne Polytechnic Việt Nam là một trong những ngôi trường đào tạo nghề có liên kết với Melbourne Polytechnic tại Úc, nhằm hướng đến tạo ra môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế. Với bằng tốt nghiệp do Úc cấp, sinh viên có thể tìm kiếm việc làm tại các công ty liên doanh, các tập đoàn đa quốc gia hoặc dễ dàng học liên thông tại các trường trong nước hoặc nước ngoài.

Marketing – Truyền thông là một trong hai ngành đào tạo chính của Melbourne Polytechnic Việt Nam. Theo đó, nội dung chương trình học sẽ được chọn lọc và biên soạn theo chuẩn chất lượng Úc cùng với đội ngũ giảng viên đầy chuyên môn và kinh nghiệm giúp sinh viên lĩnh hội được nhiều kiến thức chuyên ngành, trang bị được những kỹ năng cần thiết, phát triển tư duy theo hướng tiên tiến hiện đại, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá của thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Với tỷ lệ 97,7% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, Melbourne Polytechnic Việt Nam luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao, là nơi cung cấp nguồn nhân lực đạt chất lượng chuẩn quốc t.